0

“NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ” - Lối mòn tâm lý? | Safe and Sound

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao mình cứ mắc mãi một sai lầm, ví dụ như: “Vung tay quá trán” mỗi lần lương về đầu tháng rồi ngậm ngùi ăn mỳ tôm cho những ngày còn lại, hay tự hứa là ăn nốt bữa này rồi quyết tâm giảm cân. Vậy tại sao lại thế? Có phải tâm lý hay nhận thức của chúng ta đã “trai sạn” với những vấn đề đó? Hãy cùng Chuyên gia tâm lý SnS tìm hiểu nhé!

1. Lối mòn sai lầm

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm dựa trên hiện tượng xảy ra khi bạn cố nhớ một từ gì đó mà mãi không ra. Và kết luận được rút ra là: khi càng tập trung vào sai lầm, bạn càng có nguy cơ mắc lại nó cao hơn. Bởi vì, não bộ có xu hướng củng cố những gì mà nó đã từng trải qua.

Vì vậy, việc vắt óc tìm ra câu trả lời sau khi phạm sai lầm được gọi là “học lỗi” (error learning). Hay nói cách khác, càng cố "đào bới" lỗi lầm, bạn chỉ đang dành thêm thời gian để học những cái sai của mình. Điều này, trớ trêu thay lại khá nghịch lý với lời khuyên “học hỏi từ sai lầm của bản thân” mà ta thường hay nghe.

2. Hiện tượng “Não trẻ em”

Chúng ta cũng có xu hướng mắc sai lầm dưới sự tác động của cảm xúc. Khi ta cảm thấy buồn, tức giận, lo âu hoặc áp lực phần vỏ não trước trán (não người lớn) bị quá tải. Lúc này, não sẽ thoái lui về cơ chế “não trẻ em”.

"Não trẻ em" là hiện tượng khi não bạn bị chi phối bởi cảm xúc nhiều hơn lý trí. Các thói quen xấu sẽ được hình thành ở chế độ “não trẻ em” (như ăn uống vô độ hay vung tay quá trán) sẽ được kích hoạt bởi những cảm xúc tiêu cực. Khi cảm xúc ấy tái hiện, nó sẽ đóng vai trò như "chuông báo thức" thôi thúc những hành vi bốc đồng lặp lại. Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, não chúng ta phải chịu nhiều áp lực hay bị quá tải thông tin dẫn đến tình trạng “não trẻ em” xuất hiện thưởng xuyên hơn.

3. Coi thói quen xấu là phần thưởng

Ảnh 1: Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao mình cứ mắc mãi một sai lầm

Não hay có xu hướng tập trung vào những điều mà nó coi là phần thưởng. Ví dụ như: cách bạn gắn việc được ăn uống thoả thích vào tối thứ 6 như là phần thưởng cho một tuần làm việc mệt mỏi. Mỗi lần nghĩ tới “phần thưởng” này, hoóc-môn trao thưởng (dopamine) sẽ kích hoạt khiến cho bạn trở nên phấn khích. Vì vậy dù có tự hứa với bản thân là sẽ không ăn uống bừa bãi hay cố gắng giảm cân thì bạn cũng sẽ “ngựa quen đường cũ” vào tuần kế tiếp.

“Ngựa quen đường cũ” sẽ không phải là một thói quen xấu nếu bạn biết cách lợi dụng nó để ứng dụng vào cuộc sống của mình. Còn bạn, con ngựa của bạn đang quen con đường nào? Bạn đã làm gì để sống chung với nó?

: “NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ” - Lối mòn tâm lý? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound